Tác giả: Dương Liễu Dương
“TÌM TRONG KỶ NIỆM”, video ca vũ nhạc đầu tiên của nhạc sĩ Phạm mạnh Đạt gồm 20 ca khúc mới nhất, vừa được Trung Tâm Hoa Vàng phát hành rộng rãi.
Vốn đam mê âm nhạc từ buổi thiếu thời, tiếng đàn Hạ Uy Cầm gieo vào tâm hồn ông âm thanh rập rờn sóng biển quần đảo Hạ Uy Di xa xôi, thông qua sách vở dưới mái trường trung học tại Hà Nội.Tiếng đàn réo rắt ấy đủ quyến rũ, thúc gọi ông tìm kiếm học hỏi từ những bậc đàn anh, và chủ yếu ông tự học, miệt mài, cần mẫn nghiêm túc, để đến sau năm 1954, theo cuộc biến động lịch sử chia hai miền Nam Bắc, ông đã di cư vào miền Nam, mở lớp dạy Hạ Uy cầm cho nhiều môn sinh thời đó.
Sau năm 1954, tại thủ đô Sài Gòn, nhạc khí Hạ Uy cầm còn mới mẻ đối với ca nhạc, tuy vậy, do hiếu kỳ, ngày càng có nhiều người tìm đến và nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt đã được giới yêu âm nhạc chú ý, học tập sử dụng HạUy cầm. Hướng dẫn lớp nhạc Hạ Uy cầm, ông chưa một lần nghĩ đến sáng tác ca kúc, do bản tính khiêm tốn, cẩn trọng, mặc dù ông rất nhạy cảm, kỹ thuật kết nối tiết điệu , âm thanh khá nhuần nhị, thành thạo. Mãi đến biến cố tháng Tư 1975, cùng làn sóng người di tản, đến miền đất hứa mở vận hôïi mới cho ông, nhưng ông vẫn dè dặt, cân nhắc, điềm tĩnh, hơn thế, cuộc hội nhập vào xã hội đa văn hóa, cuộc đổi đời buộc chặt ông vào guồng máy kinh doanh thương mại, và chính đó là điều kiêïn cần để ông và gia đình thành công mỹ mãn đến hôm nay.
Nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt chỉ bắt đầu nhập cuộc sáng tác khoảng gần chục năm trở laị đây. Nhiều thân hữu yêu mến ông tiếc rằng ông dấn thân hơi muộn so với nhiều nhạc sĩ khác. Quả vậy, ông bước chậm và đi sau, nhưng bước đi của ông chắc chắn, vững vàng, đã đưa ông vượt lên phía trước, đến đích ước vọng sớm hơn nhiều đồng hành và đồng hội.
Dễ hiểu hơn, nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt thật sự đắn đo, cẩn trọng về mỗi nhạc phẩm của ông được phổ biêÙn. Ông không vội vàng đã đành, ông còn chắt chiu, gạn lọc gần như tinh luyện, nên mỗi ca khúc khi được phơi bày giữa thị trường nghệ thuật âm nhạc đã mang giá trị thật cuả chính nó.
Yếu tố tạo nên ông ở môt tư thế riêng được giơí thưởng ngoạn dành cho ông tình cảm mến mộ, chính là ngôn ngữ, nội dung nhạc phẩm của ông. Hiện nay tại hải ngoại cũng như quốc nội, một số người tham gia viết ca khúc ít chú trọng họăc đôi lúc chủ quan, chểnh mảng chữ nghĩa lời ca trong từng bản nhạc. Ắt hẳn là người sáng tạo, họ phải thấu thị ngôn ngữ, một phần hồn của bản nhạc.
Phải biết phân biệt và chia sẻ một bản nhạc không lời và một bản nhạc có lời ca… Bản nhạc không lời thuần túy kích thích thính giác ngưoì nghe trong mối dây thụ cảm còn mơ hồ, trừu tượng, cần suy diễn , hình dung từng mức độ nhận thức của từng đối tượng. Lờì ca (ngôn ngữ) nhằm diễn đạt, làm rõ lập ý nhất định của nhạc phẩm, qua đó, khả năng cảm thụ không chỉ thính giác, thẩm nhập sâu hơn, ý lời lắng đọng, cư trú, tồn tại lâu dài ở cõi tư duy trí tuệ.
Thế nên, không quá ngoa ngôn, khi ví âm nhạc và thi ca (hay ngôn ngữ) là cuộc hôn phối hài hòa, chung thuỷ – Một ví dụ cụ thể – ngôn ngữ, lơì ca của Trịnh Công Sơn đã nâng phần lớn ca khúc họ Trịnh lên tầm cỡ truyền đạt, thuyết phục tha nhân tiếp nhận thuần tuý cái tinh hoa nghệ thuật.
Khuynh hướng, khái niệm tách rời nhạc và lời là bất khả. Đợt sóng âm thanh dồn dập, va chạm, thúc động không dứt vẫn cần đến luồng hỗ trợ dẫn giải bằng ngôn ngữ hòa quyện vào dòng chảy hữu hiệu thanh âm.
Ở mỗi người, cõi tiếp nhận, thụ cảm âm nhạc vốn tinh tế. Âm thanh dù cung cấp âm lượng rõ nét, ngã rẽ riêng biệt đi trực tiếp, không cần dừng lại để phân tích. Trường hợp này mang đặc tính lý tưởng hóa, hơn là cảm nghĩ của tuyệt đại đa số cùng chung tâm thức thụ hưởng âm nhạc giữa đời thường.
Nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt nắm bắt được nguyên lý căn bản sáng tạo nên lời ca trong hầu hết ca khúc của ông bình dị mà chỉnh chu, trong sáng, rất dễ ẩn trú lâu dài trong vùng cảm thức của người yêu ca nhạc.
Thử bước sâu vào tình trạng ca nhạc hiện nay, không thiếu những ca khúc mượt mà về tiết điệu, mà lơì ca chưa tròn vẹn, không diễn bày được ý chính, lại có khi sử dụng từ ngữ huê dạng, làm dáng đến ngây ngô, vô nghĩa. Hồi niệm quê hương, u hoài cố xứ, Phạm Mạnh Đạt viết lời ca tương hợp, nghe gần gũi, quen thân, vẫn thẩm thấu bàng bạc lòng ly hương ngàn dặm. “Không đâu bằng quê hương tôi”, “Một Chuyến về quê”, và những địa danh Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Đà Lạt khơi gợi đậm nhạt sắc màu quá khứ, nơi đó tình cảm của nguời nghệ sĩ ký thác chân thành không những vơí quê nhà tràn đầy kỷ niệm , mà những mảnh tình yêu sâu lắng khó phai. “Hà Nội chiều mưa bay”, ý thơ Huỳnh Hữu Võ, “Xuân nào em nhớ không”, “Mơ về em”, “Tình ngàn thu” lơì Phạm Duy v.v.
Cảm xúc đằm thắm, ngọt ngào cuả ký ức tình yêu đã minh họa qua “Chuyện Tình buồn Titanic”. Thành tâm đáng yêu qua “Bài ca cho người vợ hiền, ”; Nhạycảm linh động thời sự qua “Đàn ông Năm 2000”v.v.
Mỗi ca khúc ẩn chứa một chủ đề, ghi chép lại cảm xúc, gửi gắm trong tương quan chia sẻ và cảm thông. Phạm mạnh Đạt cũng đã phổ một vài bài thơ, hoặc chỉ sử dụng ý thơ như thơ Hoàng Mộng thu, Diên Nghị – Bài “Em 17 và 13” chẳng hạn, của Diên Nghị là một bài thơ lãng mạn, dễ thương, nói lên tuổi thơ hũu hạn, như bướm nhởn nhơ, hương thơm sách vở, cho đến 17 theo con saó sang sông thì song thưa khép dần… cuộc đời nhi nữ qua bước ngoặt bổn phận làm dâu… và tất cả quá khứ chỉ là tiếc nuối. Phạm Mạnh Đạt đã phổ thành nhạc điệu, vui tươi, sôi nổi ban đầu, dần dà đoạn cuối, dù trong khoảnh khắc, vẫn còn vưong vất một thoáng buồn qua giọng hát của Thanh Thuỷ hồn nhiên, trẻ trung, ấn tượng.
“Tìm Trong Kỷ Niệm” không chỉ khiêm tốn tâm tình riêng tác giả, Phạm Mạnh Đạt tìm lại chính mình, nhưng rất thân quen cùng tâm trạng với bao thân phận trước cơn lốc thơì đại ly tan., cách trở.
Ngoài những tên tuổi như Lệ Thu, Ý Lan, Thảo My, Như Mai, Phạm Mạnh Đạt đã chọn thành phần ca vũ trẻ trung. Tiếng hát của nữ cũng như nam tràn trề triển vọng. Ông trao cho mỗi ca sĩ trình bày tác phẩm xứng hợp vơí giọng ca và cung cách diễn tả, cùng đoàn vũ phụ họa sinh dộng, nhịp nhàng hấp dẫn. 20 ca khúc và một hòa tấu phân bố đều đặn, uyển chuyển tránh trùng lặp tiết điệu trong một cuốn băng, cũng là ưu điểm. Âm thanh, cảnh sắc, con người hòa quyện, thu hút, tái hiện, co giãn, khơi gợi không ngừng qua động thái “nghe nhìn” từ đầu đến cuối.
Nhìn chung, bỏ ra ngoài một vài khuyết điểm kỹ thuật như cách dùng loại chữ phụ đề giơí thiệu còn quá cổ điển, e không phù hơp vơí nhãn quan hiệïn đại, cần sắc sảo, mơí mẻ khỏe dạng hơn, còn lại “Tìm Trong Kỷ Niệm” là một tác phẩm đẹp cả màu sắc , âm thanh, ngôn ngữ, vũ khúc và cung cách trình bày.
Vai trò MC Phương Hạnh và Trần Ngọc hoàn tất, lời vừa đủ ý nghĩa, không dài quá cũng không ngắn quá. Rõ ràng, khúc chiết.
Theo nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt, ông sẽ tiếp tục sáng tác, có nghĩa ông còn nhiều đam mê và tự tin. “Tìm Trong Kỷ Niệm”, một khởi đầu thành tựu của những khởi đầu tương lai… Trước màn ảnh nhỏ, ánh sáng và âm thanh, chập chờn, đồng vọng, một tấu khúc hiếm hoi với người sáng tác có trách nhiệm, một trong những chỉ dấu của thành công.
Dương Liễu Dương San Jose 1-2003