Tiếng con chim lạ Phạm Mạnh Đạt

Tác giả: Phạm Trần

    Phạm Mạnh Đạt không phải là Ca-Nhạc sỹ sống bằng tiếng hát, cây đàn như nhiều người cùng lứa tuổi say mê âm nhạc, nhưng ông là một trong những nghệ sỹ hiếm hoi của âm nhạc Việt Nam còn tha thiết với tiếng đàn Hạ Uy Cầm (guitar Hawaiian).

Chúng ta không có tài liệu xác nhận đàn Hạ Uy Cầm du nhập vào Việt Nam thuở nào nhưng theo lời Nhạc sỹ lão thành ẩn danh Nguyễn Túc hiện còn sống ở Arlington, Virginia thì tiếng đàn Hạ Uy Cầm đã thánh thoát khắp 36 phố phường Hà Nội từ trước năm 1940.

Ôg nói:”Thuở ấy sở dĩ đàn Hạ Uy Cầm được phổ biến, cũng như Tây ban Cầm (guitar Espagnol) , đàn Mandoline,sáo ta và Harmonica, vì giá bán không đắt lắm, vừa túi tiền với những nghệ sỹ nghèo.”

Nhạc sỹ 80 tuổi Nguyễn Túc cho biết vào thời đó chỉ có những con “nhà giàu” mới có tiền đi học thầy để chơi đàn Violon và Accordéon. Tuy nhiên cũng có nhiều người nhờ bạn chỉ bảo mà biết chơi Accordéon.

Không giống các nhạc cụ khác, tiếng đàn Hạ Uy Cầm đã mau chóng mai một trên sân khấu trình diễn Việt Nam từ lâu ở cả trong lẫn ngoài nước. Nhạc sỹ Phạm Duy nói về tiếng đàn Hạ Uy Cầm Phạm Mạnh Đạt:” Cho tới khi tân nhạc khởi sự thành hình với nhiều loại âm nhạc khác, ca khúc mang âm hưởng Hạ Uy Di bớt xuất hiện, tiếng đàn Hawaiene (viết theo Pháp) na ná tiếngđàn bầu Việt Nam vắng dần, rồi hầu như biến mất, trong khi Tân Nhạc Việt Nam ở miền Nam, có nhiều ban nhạc bắt chước tứ quái The Beatles xuất hiện với thành phần Guitar điện, Guitar bass, Organ và trống Jazz gọi là Combo. Không còn ai nhớ đến cây đàn Hạ Uy Di nữa.”

Nhưng nếu nền Tân nhạc Việt Nam được bắt đầu bởi hai Nhạc sư Dương Thiệu Tước và Thẩm Oánh thì các Nhạc sỹ Thiện Tơ, Tạ Tấn, Đỗ Liên và Nguyễn Túc cũng phải được nhắc đến là những người đã góp nhiều công sức trong việc phổ biến tiếng đàn Hạ Uy Cầm trong thời kỳ đầu tại lớp nhạc của họ ở Hàng Gai, Hà Nội vào thập niên 1940.

Ông Nguyễn Túc cho biết ở miền Nam trước năm 1975 trên làn sóng Đài Phát Thanh Sài Gòn có nhóm của Nhạc sỹ Đan Phú chơi đàn Hạ Uy Cầm . Theo ông, có nhiều ca khúc Việt Nam mang âm hưởng Hạ Uy Di nhưng ít có bản nhạc nào được ưa chuộng nhiều như Nhạc phẩm nổi tiếng “Yêu ai yêu cả một đời” của Nhạc sỹ Nguyễn Văn Khánh.

Nhạc sỹ Nguyễn Túc cũng tiết lộ khi còn sinh tiền Nhạc sỹ Văn Phụng đã cùng ông hòa tấu nhiều bản nhạc với tiếng đàn Hạ Uy Cầm cho Ca Sỹ Châu Hà, hiền thê của Văn Phụng, hát nhưng chưa được ông phổ biến.

Ông tiết lộ:”Tôi cũng đang cố gắng thu xếp để ghi âm thêm một số bản nhạc theo cung điệu chế biến từ Hạ Uy Cầm cho phù hợp với âm hưởng của các Nhạc cụ Việt Nam. Với cách dung hòa này, người nghe sẽ không còn tìm thấy tính Hawaiian thuần túy như ta vẫn thường nghe.”

Trong khi chờ đợi được thưởng thức những âm thanh kỳ lạ của Nhà soạn nhạc lão thành Nguyễn Túc qua tiếng đàn “Việt Nam hóa” Hạ Uy Cầm thì ta hãy tiếp tục nghe Phạm Duy nói về Phạm Mạnh Đạt:

Trên 50 năm sau chỉ còn có một người nặng tình với cây đàn Hạ Uy Di đó là Phạm MạnhĐạt, không những anh là người nhạc công duy nhất ở Hải ngoại biết đánh đàn này của những năm gần đây, anh còn dùng Ghi-ta Hạ Uy Di để chuyên chở một số ca khúc Việt Nam mới và cũđể làm cho tân nhạc phong phú hơn, ra khỏi cái routine nhạc Combo ồn ào, kích động….trở về với sự bình tâm và tĩnh lặng của tâm hồn sau nửa thế kỷ xáo động.”

Thật vậy nếu ai đã có dịp nghe tiếng đàn Hạ Uy Cầm Phạm Mạnh Đạt qua các Tác phẩm nhạc Việt Nam của ông cũng sẽ thấy người Nhạc sỹ 69 tuổi này đã bỏ ra rất nhiều công lao để viết ra những dòng nhạc trau chuốt dịu dàng và thiết tha gắn bó với quê huơng, đất nước và con người Việt Nam.

Những hình ảnh của quê cha đất tổ, nỗi lòng của những người đi xa , tâm sự của những mối tình dang dở và của những nơi chốn thời thơ ấu là những hình ảnh luôn luôn ẩn hiện trong quá trình âm nhạc của Phạm Mạïnh Đạt.

Dòng nhạc hiếm quý của Phạm Mạnh Đạt đã không liên tục kể từ khi ông viết Nhạc phẩmđầu tay “Hẹn Ngày Mai” năm 1956 mà Lệ Thu, một trong những “ca sỹ học trò” thành công nhất của Phạm Mạnh Đạt, đã hát lên nhiều lần. Bản nhạc này ông viết để nói lên ước mơ trở về quê cũ của những thế hệ vừa mới di cư từ Bắc vào Nam sau khi đất nước bị chia đôi năm 1954. Bây giờ ca khúc này lại gắn với hoàn cảnh của các thế hệ người Việt phải bỏ nước ra đi từ sau biến cố năm 1975 !

Cũng may, kể từ ngày có mặt ở nước ngoài, âm hưởng Hạ Uy Cầm “bị bỏ quên” của Phạm Mạnh Đạt đã được ông hồi sinh mạnh mẽ. Tính đến nay, Nhạc sỹ đã hoàn tất được trên 10 Tác phẩm chọn lọc CD, DVD và VIDEO.

Từ “Một Chuyến Về Quê” đến “Sài Gòn Có Em”, “Mưa Buồn” và “Hà Nội Chiều Mưa Bay” trong DVD “Tìm Trong Kỷ Niệm”, Phạm Mạnh Đạt đã không chỉ tìm lại dĩ vãng cho riêng ông mà còn đưa chúng ta, những người đang sống xa quê hương, trở về với những hình ảnh thân yêu của chính mình với lũy tre làng,cây đa, bến cũ cho đến những phố cũ và những hình ảnh dấu yêu của một thời Hà Nội, Huế, Sài Gòn và Đà Lạt.

Trong hơn 10 năm qua ở hải ngoại, giới yêu thích âm nhạc đã gặp lại Phạm Mạnh Đạt qua Lê Thu trong “Hẹn Ngày Mai” của 47 năm sau:”

“Nghẹn ngào mẹ không nói lên lời
Cầm tay con giây phút chia phôi
Thu lá bay áng mây mời trô.
Đưa tiễn người viễn xứ xa xôi.

Nghìn trùng xa xa tắp phương trời
Nhìn quê yêu khuất bóng xa vời
Ôi đớn đau xót xa từ đây
Mong có ng
ày về với quê tôi…”

Và Ý Lan da diết như cắt vào lòng người nghe trong “Sài Gòn Có Em”:

“Sài Gòn mến yêu ta nhớ người nhiều.
Nhớ sáng hôm nay, nhớ chiều hôm ấy.
Ánh nắng chiều tàn, một ngày ra đi mang theo nỗi nhớ…
S
ài Gòn có em, đôi mắt nhung huyền
Mái tóc buông lơi, má hồng môi thắm
Mắt ướt buồn v
ì một chiều chia ly ….”

Qua ái nữ của ông, Ca sỹ Thảo My, người nghe đã tìm thấy những mất mát vừa vuột khỏi tầm tay ở tuổi dậy thì trong “Mưa Buồn”:

“Mưa buồn một bóng đơn côi
Cho người sầu nhớ chia phôi
Mưa buồn lạnh giá tim tôi
Cuộc t
ình buồn ơi xa xôi
Mưa buồn vọng tiếng đêm sâu
Một mình thao thức canh thâu
Mưa buồn gọi mãi tên nhau…..”

Rồi trong “Hà Nội Chiều Mưa Bay”, đánh dấu buổi tối sau cùng của chuyến về thăm quê hương Hải Dương, Phạm Mạnh Đạt viết theo ý thơ của Huỳnh Hữu Võ, một Tác giả trong nước,để Thảo My cất lên nghẹn ngào:

“Hà Nội chiều mưa bay
Tôi một mình xuống phố
Còn gì trong vòng tay
Của một thời năng nổ.

Hà Nội chiều mộng mơ
Tôi vòng quanh bờ hồ
Tìm xa xôi ngày cũ
Của một thời ấu thơ.
…..

Hà Nội buồn mưa rơi
Chân ngập ngừng ngõ tối
Từng giọt mưa sầu vơi
Ngọn đèn vàng nức nở
Giờ này người ở đâu ?”

Ngoài những tiếng hát quen thuộc ấy, âm hưởng Hạ Uy Cầm của Phạm Mạnh Đạt cònđược những giọng hát hàng đầu trong nước của Mai Thúy Hằng, Hương Thủy, Hiền Thục, Quang Minh và Thanh Long góp sức làm sống lại một dòng nhạc đã một thời bị lãng quên.

Qua những giọng ca ấy, người nghe như cảm thấy dòng nhạc Phạm Mạnh Đát có một ma lực nào đó cuốn hút họ ra khỏi những nhọc nhằn của cuộc sống để thênh thang bước vào một thế giới thần tiên khác.
Phạm Trần, Washington, DC, 4.6.2003